Giải mã ý nghĩa của Nhân tướng học và mối liên hệ với cuộc sống

Cập nhật gần nhất vào Tháng Tám 11, 2023 by Lê Thúy

Hầu hết mọi người khi nói đến Nhân tướng học đều nghĩ đến khuôn mặt. Tuy nhiên, như vậy chỉ có nghĩa là quan tâm đến hình dạng bên ngoài mà chưa chú ý vào bên trong của thuật Nhân tướng học. Tướng thuật là nhìn người mà dự đoán được tuổi thọ, tài lộc, vận hạn,… của họ, thậm chí tổ tiên, cha mẹ, anh chị em trong gia đình người đó. Trong xã hội Việt Nam hiện đại vẫn rất phổ biến văn hóa xem tướng và học tướng. Tuy nhiên, có rất ít người tập trung nghiên cứu nên bộ môn khoa học này vẫn bị dư luận xem là môn huyền học. 

Nhân tướng học là một bộ môn khoa học

Nhân tướng học có thể xem là một bộ môn khoa học về vận mệnh của con người. Thông qua việc xem xét và phân tích tướng mạo mà phán đoán về tính cách, tư tưởng của mỗi người. Có câu “tâm sinh tướng” chính là mang ý nghĩa đó. Cái tâm của con người như thế nào sẽ được thể hiện ra bên ngoài như thế đó. Tướng mạo của một người chứa đựng sự cát, hung, lành, dữ. Người lương thiện thường có khuôn mặt hiền hậu, người tâm địa hung ác sẽ có gương mặt dữ dằn. Tất nhiên cũng không ngoại trừ khả năng “Diện thiện tâm ác” (mặt hiền tâm ác) hay “Diện ác tâm hiền” (mặt ác tâm hiền). Cho nên việc phán đoán dựa trên nhân tướng không phải là một việc đơn giản mà cần có sự phân tích và tổng hợp cụ thể, toàn diện mới có thể đưa ra những kết luận chính xác. Phân tích nhân tướng có nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là Ngũ quan, Tam đình, mười hai chòm sao. 

Nhìn mặt đoán vận mệnh, tuổi thọ, gia đạo

Nhìn mặt đoán vận mệnh, tuổi thọ, gia đạo

Sự hình thành và phát triển của Nhân tướng học truyền thống phương Đông

Sự hình thành của Nhân tướng học

Nhân tướng học là phương pháp quan sát, nhận biết, phán đoán về trạng thái sức khỏe, trí tuệ và tính cách của con người. Mặc dù thời đại xã hội nguyên thủy đã không còn tồn tại, nhưng kết hợp với hình dạng con người và xã hội, tự nhiên trở thành một môn quan sát, suy đoán có hệ thống về tương lai của con người như: sinh, lão, bệnh, tử, giàu sang hay nghèo hèn, phúc lành hay họa dữ. Đó chính là Nhân tướng học, khi đó con người đã bước chân vào xã hội văn minh.

Căn cứ vào tài liệu lịch sử, tướng học truyền thống phương Đông có thể được ra đời từ thời Xuân Thu Chiến Quốc. Nhất là khi vào thời nhà Hán tướng học trở thành bộ môn lý luận đặc thù. Phần lớn các nhà tướng thuật có địa vị cao, được sự tôn sùng của xã hội, được tham gia hiến kế, bày mưu lược với vua chúa. Đến thời Minh Trị có các danh nhân văn hóa xuất hiện như: Khổng Tử, Mạnh Tử, Tuân Tử,… 

Đến xã hội hiện đại, trình độ khoa học phát triển cao, tướng thuật dần dần rời bỏ những yếu tố thần bí, mê tín, dùng con mắt khoa học để thẩm định lại giá trị xã hội của nó, để con người chú ý hơn và có cái nhìn đúng đắn hơn về bộ môn khoa học đoán biết vận mệnh. 

Nguồn gốc của Nhân tướng học

Có người cho rằng Tướng thuật hay Nhân tướng học là sản vật mê tín của xã hội phong kiến, thậm chí coi Tướng thuật chính là đại danh từ của mê tín phong kiến. 

Nhân tướng hoc là kỹ năng dùng để nhận đoán con người

Nhân tướng hoc là kỹ năng dùng để nhận đoán con người

Nếu như coi Nhân tướng học là sản vật của xã hội phong kiến thì những nước không phải trải qua xã hội phong kiến thì không có tướng thuật. Thực tế không hoàn toàn như vậy, cựu Tổng thống Mỹ Lincoln là một trong những nhân vật nổi tiếng thông hiểu tướng thuật. Có thể thấy Nhân tướng học không phải hoàn toàn là tướng thuật tự nhiên mà còn là hình thái xã hội không giống nhau của loài người. Đây là kỹ năng mà mỗi người dùng để nhận đoán con người. 

Mối quan hệ giữa nhân tướng học và vận mệnh

Tướng mạo bên ngoài và tự nhiên

 

Hoàn cảnh tự nhiên có liên quan đến sự trải nghiệm của con người. Bởi vậy, qua tướng mạo có thể biết rõ được quá khứ của mỗi người và đoán biết được hiện tại của người đó. Hoàn cảnh quá khứ và hiện tại của con người ảnh hưởng đến tương lai. Về quan điểm liên kết và phát triển, căn cứ vào quan sát hình dạng của con người để có thể hiểu rõ hơn về quá khứ và hiện tại. Như vậy, tại sao không thể tính toán, dự đoán được xu thế phát triển trong tương lai ?

 

Thông qua tướng mạo có thể phán đoán chính xác và hợp lý thuộc tính tự nhiên của cuộc sống con người có quan hệ mật thiết với tự nhiên và mang tính xã hội. 

 

Mối quan hệ giữa hình dáng bên ngoài và vận mệnh

Hình dáng là dấu hiệu của cuộc đời, chủ yếu là dấu hiệu đặc trưng của vận mệnh. Như vậy, sự tồn tại của hình dáng bên ngoài và vận mệnh có mối liên hệ thế nào ? 

 

Bản chất hình dáng bên ngoài và vận mệnh có ảnh hưởng, bao hàm lẫn nhau trong giới hạn của quy luật tự nhiên, xã hội và những đặc trưng cá thể của sinh mệnh:

  • Hình dáng bên ngoài và vận mệnh:

Hình dáng là tái hiện của vận mệnh, vận mệnh là quá trình vận động của hình dáng. Khi một sinh mệnh chào đời thì nhất thiết đã hình thành một hình dạng. Vận mệnh cuộc đời cũng theo đó mà bắt đầu vận hành theo hình dạng. Sinh mệnh của một người kết thúc thì hình dáng ấy cũng mất, vận mệnh của người đó cũng không tồn tại nữa.

  • Hình dạng và tuổi thọ:

Từ góc độ tự nhiên, hình dạng và sinh mệnh là sản vật của tự nhiên. Hình dạng thế nào thì tuổi thọ như vậy. Ví dụ: những người sống lâu thì thông thường mũi và tai có đặc trưng trường thọ.

Nhìn tướng mạo để nhận biết một người

Nhìn tướng mạo để nhận biết một người

  • Tâm tướng và vận mệnh:

Bình thường có câu “tâm sinh tướng”, vẻ bề ngoài cũng phản ánh phần nào về tâm của con người. Lòng dạ tốt xấu thể hiện qua dung mạo bên ngoài, ví như ngọc giấu trong núi vẫn sáng long lanh, giếng nước ngầm sâu thì độc.

Quan niệm và phương pháp nghiên cứu của Nhân tướng học

Quan niệm của Nhân tướng học

 

Về mặt quan niệm, Nhân tướng học Á Đông thực chất không có các yếu tố huyền bí, hoang đường. Bộ môn này lấy con người trong xã hội để làm đối tượng nghiên cứu, đặt trên căn bản trên sự quan sát trực tiếp. Người ta khám phá khả năng, cá tính, vận mệnh cá nhân từ những yếu tố ngoại biểu của cá nhân đó. Cũng vì thấm nhuần tinh thần nhân bản, Nhân tướng học Á Đông coi trọng phần nhận định hơn phần thiên bẩm. Thuật xem tướng của Á Đông đặc biệt chú trọng đến tướng tâm, tức là cái gì cơ hữu của con người chứ không phải cái gì thiêng liêng đặt định. Bản chất Nhân tướng học Đông Nam Á là nhân tâm học. Vốn coi nội tâm là chân tướng của con người, tướng học coi hình hài bộ vị chỉ là phần phụ thuộc, là những yếu tố bên ngoài hướng dẫn người xem tướng đi vào bề sâu của con người. Xem người phải ưu tiên xem tướng tâm. 

 

Phương pháp nghiên cứu của Nhân tướng học

Về mặt phương pháp nghiên cứu, Nhân tướng học thường dùng phương pháp khoa học hiểu theo nghĩa rộng rãi của danh từ này. Phương pháp này có đặc điểm:

  • Dựa vào sự quan sát trực tiếp và thực nghiệm
  • Dựa vào kết luận của thống kê nhiều thế hệ

Tướng học chính thống không bao tham chiếu thần linh hay siêu nhiên để tìm hiểu con người. Phương pháp thực nghiệm này rất tương hợp với quan niệm nhân bản.

 

Tóm lại, Nhân tướng học là một môn khoa học, không phải là huyền học mê tín dị đoan. Ngay từ khi mới hình thành nó đã là một môn khoa học nhân văn, bao trùm một lĩnh vực vô cùng phong phú, có một nền tảng nhân bản, phương pháp thực nghiệm rõ ràng. Nhân tướng học không chỉ thu hẹp ở cách quan sát hình dạng con người mà là thông qua hình dạng quan sát được để luận giải, dự đoán nhân mệnh. Tướng học vì vậy đặc biệt quan tâm đến tâm tướng tức phần thiên biến của con người chứ không phải cố hữu mang tính chất bẩm sinh không thể thay đổi. Do đó Nhân tướng học không chỉ có giá trị xem xét, dự đoán mà còn có tác dụng cải tạo để hướng con người đến những điều tốt đẹp hơn. Đó chính là giá trị nhân bản, nhân văn nhất của bộ môn khoa học này. 

 

Trên đây là toàn bộ những thông tin mà chúng tôi đã dày công nghiên cứu đem lại cho quý độc giả. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc có nhu cầu tìm hiểu thêm về Nhân tướng học, vui lòng liên hệ chúng tôi qua Website: tracuusinhtrac.com

+ posts
0 replies

Leave a Reply

Want to join the discussion?
Feel free to contribute!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *